Học Chi Tiết Máy Bài 153:Tính ổ lăn theo khả năng tải động

Tính ổ lăn theo khả năng tải động:

– Hệ sốtải trọng động của ổ được xác định theo công thức:

hoc-chi-tiet-may-71-7

L là số triệu vòng quay của ổ trong suốt thời gian sử dụng ổ.

L được tính theo công thức: L = tb.60.n.10-6.

tb là tuổi bền của ổ, đơn vị là h. Còn gọi là thời gian sử dụng theo tính toán thiết kế. q là số mũ của đường cong mỏi, q được lấy như sau:

q = 3 đối với ổ bi.

q = 10/3 đối với ổ đũa.

n là số vòng quay của trục, v/ph.

Đối với các trục quay chậm, 1 v/ph =< n= < 10 v/ph, lấy n = 10 để tính.

Q là tải trọng quy đổi tác dụng lên ổ lăn. Q được tính như sau:

hoc-chi-tiet-may-71-8

Đối với ổ chặn Q = Fa.Kt.Kđ

 Trong đó:

Kt là hệ số xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ làm việc của ổ. Giá trị của Kt tra bảng.

Kđ là hệ số xét đến ảnh hưởng của tải trọng động. Giá trị của Kđ tra bảng.

X là hệ số ảnh hưỏng của lực hướng tâm đến tuổi bền của ổ. Giá trị của X được tra trong bảng.

V   là hệ số kể đến vòng nào quay, vòng trong quay ổ bền hơn, lấy V=1, vòng ngoài quay lấy V=1,2..

Y là hệ số kể đến ảnh hưởng của lực dọc trục đến tuổi bền của ổ. Giá trị của Y tra trong bảng.

Fr là lực hướng tâm tác dụng lên ổ. Chính là giá trị của phản lực gối tựa khi tính trục.

Fat là tổng lực dọc trục tác dụng lên ổ. Giá trị Fat của một sốsơ đồcó thể tính như sau:

+ Trên sơ đồ Hình 20-8, có tổng lực dọc của ổ A: FatA=0,của ổ B : FatB=Fa.

hoc-chi-tiet-may-71-9

+ Trên sơ đồ Hình 20-9, sử dụng ổ đỡ chặn, do có góc nghiêng α trong ổ đỡ chặn, lực hướng tâm FrA sinh ra lưc doc trủc SA = FrA.tg α, lực hướng tâm FrB sinh ra lực dọc trục SB = FrB.tg α.

Tộng lực dọc trục tác dụng lên ổ A: FatA = SB – Fa + SA >= 0, (Nếu FatA<0, lấy FatA  =0).

Tổng lực dọc trục tác dụng lên ổ B: FatB = SA + Fa – SB, FatB>= 0.

+ Trên sơ đồ Hình 20-10, gối A gồm hai ổ đỡ chặn A1 và A2 giống nhau,gối B là một ổ đỡ. Ổ A2 chịu lực dọc trục Fa, các con lăn tiếp xúc tốt hơn, nên ổ A2 chịu 0,6.FrA, còn ổ A1 chịu 0,4.FrA. Ổ A2 được tính toán với lục hướng tâm FrA2 = 0,6.FrA và tổng lực dọc trục FatA2 = Fa. Ổ A1 lấy theo ổ A2. Lực dọc trục không tác dụng lên ổ B.

-Hệ số khả năng tải động [C] tra bảng, theo loại ổ và cỡ ổ.

Bài toán kiểm tra bền được thực hiện như sau:

– Vẽ sơ đồ tính ổ, đặt các tải trọng Fr và Fa lên sơ đồ.

-Tính giá trị hệ số tải trọng động C theo công thức 20-3.

-Tra bảng, theo loại ổ và cỡ ổ để có giá trị [C].

-So sánh giá trị của C và [C], kết luận. Nếu C < [C], ổ không bị hỏng do mỏi.

Bài toán thiết kế được làm theo các bước sau:

-Chọn loại ổ lăn dùng trên các gối đỡ trục.

-Vẽ sơ đồ tính ổ, đặt các tải trọng Fr và Fa lên sơ đồ.

-Tính giá trị hệ số tải trọng động C theo công thức 20-3.

-Tra bảng, theo loại ổ đã chọn, theo đường kính d của ngõng trục, tìm cỡ ổ có giá trị [C] trong bảng lớn hơn hoặc bằng giá trị C tính được. Ghi ký hiệu ổ.

hoc-chi-tiet-may-71-7

Comments