Phay tiện CNC_Bài 46: Thông số hình học của lưỡi cắt

 Thông số hình học của lưỡi cắt

Tuỳ từng trường hợp gia công cằn có dạng hình học của lưỡi cắt
thong-so-dao-tien

Góc sau a: góc sau cần để làm giảm ma sát và qua đó giảm nhiệt của lưỡi cắt và chi tiết gia công.

Góc sắc (ỉ: độ lớn của góc sắc phụ thuộc vào độ cứng và độ bền của chi tiết gia cồng. Góc sắc càng nhỏ thì cắt càng nhẹ nhưng độ mòn lưỡi cắtcàng lớn và tuổi bèn càng thấp.Góc trước y: góc trước ảnh hưởng đến sự tạo phoi và lực cắt. Góc trước càng lớn thì lực cắt càng nhỏ, nhưng nguy cơ lưỡi cắt bị gẫy và mòn càng cao. ĐỐI với vật liệu rắn và cứng trung binh cần có góc trước khoảng 10°.

Ngược lại,vật liệu cứng và giòn đòi hỏi góc trước nhỏ thậm chí là góc âm.Góc nghiêng chính x: góc nghiêng chính ảnh hưởng trước hết đến lực tiến dao, lực kẹp chi tiết cũng như chiều dầy và chiều rộng cắt. Đổi với tỷ lệ cắt ỗn định người ta thường chọn góc nghiêng chính từ 30° tới 60°. Chỉ khi tiện trục nhỏ hoặc tiện bậc thang người ta mới chọn góc nghiêng chính là 90°.

Góc nâng X: thường chọn góc nâng âm khi tiện thô và dưỡng khi tiện tinh. Khi góc nâng âm mũi cắt sẽ chịu tải ít hơn. Khi góc nâng dương sẽtăng khả năng bè phoi cho chi tiết gia cóng.Góc mũi dao e: góc mũi dao càng lớn lưỡi cắt càng vững và thoát nhiệt càng tốt.

** Mòn và tuổi bền của dao
Khi tham gia gia công thi dụng cụ (hình 118) bị mài mòn. Nguyên nhânlà do ma sát khi gia công, sự khuyếch tán ở nhiệt độ cao cũng như tác
động của phoi tách ra.Do nhiệt độ cao ờ mũi cắt, có thể có các mầu kim loại nhỏ bám chặt trên bề mặt cắt và hình thành lẹo dao (xem hình 119).

dao-tienmoi

Trong quá trình cắt luôn có một phần vật liệu tách khỏi dao tiện. Do đó theo thời gian, dạng hình học của lưỡi cắt bị thay đổi. Tuỳ theo việc lựachọn góc lưỡi cẳt mà xuất hiện các dạng mài món khác nhau (các hình 120 + 123).

Do sự mài mòn này trên dụng cụ, theo thời gian chất lượng bề mặt gia công và mức độ đảm bảo kích thước gia công giảm xuống. Tuổi bền của dụng cụ đạt được khi chất lượng gia công yêu cầu và dung sai cho phép không còn giữ được nữa.

 

mon-dao

Tuổi bền là thời gian mà lưỡi cắt còn đáp ứng được các yêu cầu saukhi cắt gọt:

  • Tạo được chất lượng bề mặt mong muốn.
  • Đảm bảo kích thước trong dung sai cho phép.

Khi đạt được tuổi bền cần phải thay hoặc mài lại dụng cụ. Khỉ sử dụng mảnh cắt xoay có thể xoay hoặc thay mới. Trước khi sử dụng các dụng cụ này cần tiến hành đo lại dao.

Comments