thiết kế công nghiệp_Bài 31: Các số liệu tham khảo trong thiết kế tạo dáng

  • CÁC SỐ LIỆU THAM KHẢO TRONG THIẾT KẾ TẠO DÁNG

– Mọi vật thể đẹp trước hết là vì “dáng” đẹp. “Dáng” của vật thể được tạo nên bởi kích
thước của nó. Như vậy, để có được một sản phẩm đẹp, người thiết kế phải chọn lựa quyết
định những kích thưóc quan trọng đối với việc tạo dáng cho sản phẩm.

– “Dáng” của một sản phẩm công nghiệp thường được xem xét bằng hai hình chiếu,
hình chiếu đứng trong mặt phẳng OXZ và hình chiếu cạnh trong mặt phẳng OYZ, hầu như
người ta không cần quan tâm đến hình chiếu bằng trong mặt phẳng OXY.

– Các sản phẩm công nghiệp đểu có dạng hình khối do đó mối tương quan, tỷ lệ giữa
các kích thước của chúng sẽ quyết định sự cân đối, hài hoà của “dáng” sản phẩm. Từ những
năm 300 trước Công nguyên, Ơcơlit nhà toán học nổi tiếng đã nói về một “tam giác đẹp” đó
là một tam giác vuông có các cạnh dài 3-4-5 (mm, cm, dm, m)

rat-nhieu-tam-giac

Hình 5.4-1

(hình 5.4-1) ở các tư thế đơn lẻ 5.4’la, b, c – hình tam giác này luôn lựa cho người ta một cảm
giác “vùa phải”; không cao quá, không thấp quá, không “gầy” quá, không “béo” quá.

Khi ghép hai tam giác này thành một tam giác có cạnh đáy dài 6, chiều cao 4, thì đây chính là
hình tam giác có tỷ lệ giữa cạnh đáy và chiều cao (6/4 = 1,5) đúng với những kim tự tháp
đẹp nhất, vĩ đại nhất ở Ai Cập: Kim tự tháp Kêôp, còn có tên là Kim tự tháp “Vĩ đại”, người
Ai Cập cổ còn gọi là “Chân trời của Kêôp” có đáy là một hình vuông cạnh dài 220m, chiều
cao ban độ 146,59 m (220/146,59 = 1,5008). Kim tự tháp Kêphơren bé hơn một chút có
cạnh đáy dài 215 m, cao 143 m cũng có tỷ lệ đúng như vậy 215/143 = 1,5034. Đó là một
hình khối có dáng vươn lên mạnh mẽ, nhưng vẫn tạo ra một cảm giác về sự bề thế và vững
chắc. Khi ghép hai tam giác này lại thành các hình chữ nhật – hình 5.3-le, f – thì hiệu quả về
việc tạo dáng vẫn rất tốt, nó nằm trong dẫy tỷ lệ vô tỷ được chọn dùng trong việc thiết kế tạo
dáng 3/4 as I/V2 . Khởi thuỷ của cách chọn lựa tỷ lệ tạo dáng theo dãy vô tỷ là một hình
vuông có cạnh là a – hình 5.4-2.

it-tam-giac

Hình 5,4-2

Từ hình vuông có cạnh là a người ta có thể dựng được những hình có tỷ lệ giữa hai
cạnh là một sô’ vô tỷ, nhưng lại rất cân đối, đó là những hình chữ nhật có các cạnh lần lượt
là:axaV2;axa>/3;axaV4;axaV5.ở đây xuất hiện giới hạn của phương pháp, nếu
thúng ta tiếp tục cách dựng hình trên để tạo nên những hình chữ nhật khác nữa, thì những
hình chữ nhật có cạnh > a√5 không còn giữ được sự cân đối nữa, nó bất đầu tạo cho người
ta cảm giác “dài” và ”dẹt”. Cách dựng hình này còn cho phép chúng ta chia nhỏ một hình
lớn thành nhiều hình nhỏ với một tỷ lệ rất “bắt mắt” hình 5.4-3a.

Comments