Phay tiện CNC_Bài 68: Số của cầu lệnh N, Tham số nội suy

Số của cầu lệnh N

Từ đầu tiên của một câu lệnh là số câu lệnh, để nhận biết câu lệnh.Trong một chương trình NC, nó chỉ được phép cho một lần. số câu lệnh không có ảnh hưởng gì tới việc chấp hành của từng câu lệnh riêng lẽ, vì nó được gọi theo thứ tự nhập vào hệ điều khiển.

Điều kiện về hành trình G

Cùng với các từ lệnh về tọa độ, điều kiện về hành trình G xác định chủ yếu phần hình học của chương trình NC. Nó bao gồm chữ cái địa chỉ G và một mã lệnh có hai chữ số.

Tọa độ X, Y, z

Tọa độ X, Y, z mô tả điểm đích cần thiết cho các chuyển động dịchchuyển.

Tham sô nội suy I, J, K

Các tham số nội suy I, J, K, ví dụ trong chuyển động tròn, để mô tả tâm đường tròn và thường được nhập có gia số.

Bước tiến F

Vận tốc, mà dụng cụ cần chuyển động được lập trình với chức năng F.Vận tốc bước tiến F phần lớn được nhập theo đơn vị mm/phút. Trong gia công tiện còn có thể sử dụng đơn vị trên vòng quay của trục chính(mm/vòng).

Số vòng quay trục chỉnh s

Chức năng s dùng để nhập số vòng quay của trục chính. Nó có thểđược lập trình trực tiếp theo đơn vị vòng/phút.

Dụng cụ T

Địa chỉ T với mã số sau đây biểu thị một dụng cụ nhất định. Ý nghĩa của địa chỉ T lả khác nhau tuỳ thuộc vào hệ điều khiển và có các nhiệm vụ sau.

  • Lưu trữ kích thước của dụng cụ cắt trong bộ lưu trữ hiệu chỉnh dụng cụ.
  • Gọi dụng cụ cắt từ ổ chứa dụng cụ.

Chức năng bổ trợ M

Chức năng bổ trợ, còn gọi là chức năng trợ giúp, cơ bản chứa cácthông số công nghệ, khi chủng không được lập trình trong các từ lệnh dựkiến, ví dụ, với chữ cái địa chỉ F, s, T. Chức năng bổ trợ được nhập với chữ cái địa chỉ M và nhập với mã lệnh có 2 chữ số.

Comments